Hai nguồn năng lượng rẻ nhất ở hầu hết thế giới: Điện mặt trời và điện gió
Điện mặt trời và điện gió trong đất liền đã trở thành các nguồn năng lượng rẻ nhất đối với ít nhất hai phần ba dân số thế giới, đe doạ trực tiếp đến hai ngành nhiên liệu hoá thạch: than đá và khí đốt tự nhiên.
Kể từ quý II năm ngoái, chi phí điện năng được phân cấp cho các dự án điện gió trong đất liền đã giảm 9%, xuống $44/ kwh. Theo báo cáo vào thứ Ba từ BloombergNEF, giá điện mặt trời giảm 4%, xuống $50/ kwh.
Mức giá còn thấp hơn tại các quốc gia như Hoa Kỳ, Trung Quốc và Brazil nhờ vào: Chi phí thiết bị giảm, công nghệ được cải thiện và chính phủ trên toàn thế giới đã và đang đẩy mạnh mục tiêu phát triển năng lượng sạch để ứng phó biến đổi khí hậu toàn cầu. Các yếu tố này có thể làm cạn kiệt than đá và khí đốt tự nhiên khi các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ công ích xây dựng các nhà máy điện mới.
Theo Tiffren Brandily – một chuyên gia phân tích tại BNEF: “Các dự án điện gió và mặt trời tốt nhất sẽ đẩy mức giá xuống dưới $20/ kwh vào khoảng năm 2030. Các đổi mới đang được thực hiện sẽ giúp giảm mức giá xuống sâu hơn nữa.”
Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ liệu ảnh hưởng của coronavirus lên giá than đá và khí đốt tự nhiên có làm giảm khả năng cạnh tranh của điện gió và điện mặt trời. “Nếu tiếp tục được duy trì, việc sản xuất năng lượng hoá thạch có thể được bảo vệ một thời gian trước cuộc tấn công về chi phí từ năng lượng tái tạo.” – dẫn lời Seb Henbest, nhà kinh tế trưởng của BNEF.
Một thế kỉ trước, giá điện mặt trời là hơn $300/ kwH, còn giá điện gió trong đất liền vượt $100/ kwH. Hiện nay, giá điện gió trong đất liền là $37 ở Hoa Kỳ và $30 ở Brazil, còn giá điện mặt trời ở Trung Quốc là $38. Mức giá này đã khiến chúng trở thành nguồn năng lượng rẻ nhất ở các quốc gia này.
Thị trường Pin lưu trữ cũng đang trở nên ngày càng cạnh tranh. Chi phí điện năng được phân cấp của pin đã giảm khoảng một nửa so với hai năm trước, còn $150/kwH. Mức giá này đã khiến chúng trở thành công nghệ điện cực đại rẻ nhất ở các quốc gia phải nhập khẩu khí đốt, bao gồm Châu Âu, Trung Quốc và Nhật Bản.
Chi phí điện năng được phân cấp của BNEF đo lường toàn bộ chi phí sản xuất điện, có tính đến chi phí phát triển, xây dựng và thiết bị, tài chính, nguyên liệu thô, vận hành và bảo hành.